Hỏi: 

Chào Luật sư!

Mẹ em định mở shop quần áo nhỏ, nhưng nghe bên phường nói phải có giấy phép hộ kinh doanh gì đó mới được hoạt động. Cho em hỏi shop quần áo nhỏ cũng cần giấy phép ạ? Em tưởng chỉ có Công ty mới cần, Luật sư tư vấn giùm em làm thế nào để có giấy phép đó được không? Em cảm ơn.

Trả lời:

Chào Quý khách hàng! Cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng đối với dịch vụ pháp lý của Nguyên Luật. Nguyên Luật tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
  • Thông tư 250/2016/TT-BTC.

2. Ý kiến pháp lý 

a. Hộ kinh doanh là gì?

Căn cứ Khoản 1, Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP: “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Đặc điểm Hộ kinh doanh:

  • Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh quy mô nhỏ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Sử dụng dưới 10 lao động.
  • Không có tư cách pháp nhân và con dấu pháp lý riêng. Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật Phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
  • Hoạt động sản xuất kinh doanh Hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên, thu nhập chính phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh không phải là Doanh nghiệp: cá nhân, nhóm người, hộ gia đình nhân danh chính mình tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khi tham gia giao dịch, cá nhân hoặc đại diện theo nhóm người hay đại diện hộ gia đình nhân danh mình mà không nhân danh hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (trách nhiệm vô hạn).Hay nói cách khác, khi phát sinh khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.

Điều kiện đăng ký thành lập Hộ kinh doanh 

Căn cứ Điều 67, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về quyền thành lập Hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký Hộ kinh doanh:

“1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Ngoài ra, Hộ kinh doanh còn phải đáp ứng các điều kiện như:

  • Sử dụng không quá 10 lao động và đăng ký duy nhất tại một địa điểm.
  • Kinh doanh hành nghề cho phép và có chứng chỉ hành nghề đối với một số ngành nghề theo quy định.
  • Tên của Hộ kinh doanh phải có thành tố là  “Hộ kinh doanh” + tên riêng của hộ kinh doanh, không được trùng tên với các hộ khác và không vi phạm đạo đức kinh doanh.

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập Hộ kinh doanh

  • Thẩm quyền giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (Căn cứ Khoản 1, Điều 15, Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
  • Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng kinh doanh.

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện…

+ Giấy thỏa thuận thuê hoặc hợp đồng thuê mặc bằng kinh doanh có công chứng đối với trường hợp thuê địa điểm kinh doanh.

+ Giấy ủy quyền ( trong trường hợp chủ Hộ kinh doanh không trực tiếp đi làm thủ tục)

  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  • Trình tự, thủ tục đăng ký:

+ Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ  đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

+ Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ nếu có đủ các điều kiện sau đây:  Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;  Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ;Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

+Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

(Căn cứ Điều 70, 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

  • Phí, lệ phí: Do Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh ban hành, quyết định (Căn cứ Thông tư 250/2016/TT-BTC).

Vậy, giấy phép mà bạn đề cập đến trong câu hỏi chính là Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh. Hi vọng với những quy định pháp luật trên có thể hỗ trợ được bạn trong việc đăng ký thành lập Hộ kinh doanh. Hiện nay, cùng với các loại hình Doanh nghiệp thì mô hình Hộ kinh doanh cá thể vẫn chiếm được ưu thế và ngày càng được mở rộng bởi sự thuận tiện trong việc kê khai thuế và quản lý. Tuy nhiên để thành lập được Hộ kinh doanh thì không phải chuyện đơn giản, bởi vậy NGUYÊN LUẬT cung cấp DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH với chi phí ưu đãi, thủ tục nhanh gọn, chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian:

  • Tư vấn ưu – khuyết điểm khi lựa chọn mô hình Hộ kinh doanh và các mô hình kinh doanh khác;
  • Tư vấn pháp lý sơ bộ cho Qúy khách hàng về hình thức hoạt động của Hộ kinh doanh;
  • Kiểm tra, đánh giá của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của Qúy khách hàng;
  • Tư vấn chọn lựa tên Hộ kinh doanh, địa điểm trụ sở kinh doanh;
  • Tư vấn về tổ chức hoạt động của Hộ kinh doanh;
  • Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập Hộ kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Kiểm tra, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ;
  • Đại diện Qúy khách hàng nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh;
  • Tư vấn thủ tục thuế và soạn thảo hồ sơ khai thuế ban đầu sau khi thành lập Hộ kinh doanh.
  • Hỗ trợ và/hoặc đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác của Hộ kinh doanh theo yêu cầu của khách.
  • Cung cấp các văn bản pháp luật miễn phí cho khách hàng về Hộ kinh doanh;

Các nội dung tư vấn trên sẽ giúp cho Quý khách hạn chế tối đa các rủi ro trong – và sau khi thành lập thành lập Hộ kinh doanh– vì các thông tin đăng ký khi “khai sinh” sẽ gắn liền mãi mãi các quyền và nghĩa vụ của Quý khách với Hộ kinh doanh được thành lập.

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật về vấn đề: Thủ tục thành lập Hộ kinh doanh cá thể nhanh. 

Trân trọng!