THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH
1. Thế nào là ly hôn thuận tình
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
(Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
2. Thủ tục ly hôn thuận tình
Ngày 25/11/2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016, thay thế cho Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011. Bên cạnh các vấn đề thuộc quy định chung, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 dành hẳn một chương riêng là Chương XXVIII thuộc Phần thứ sáu để quy định thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Đây là sự đổi mới, thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp.
3. Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ Điểm h, Khoản 2, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”
Ngoài ra Điều 12 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 cũng có quy định về nơi cư trú của công dân có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Như vậy, theo quy định trên thì Tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi thường trú/ tạm trú/ làm việc của vợ hoặc chồng có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình.
4. Hồ sơ giải quyết
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân + Sổ hộ khẩu/ tạm trú của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao);
5. Trình tự, thủ tục thuận tình ly hôn
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
Lưu ý: trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.
Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Toà án cho người đã nộp đơn.
Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.
Lưu ý: Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Lưu ý: Phiên họp này phải có sự tham dự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cung cấp với Toà án thụ lý giải quyết.
Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn.
Lưu ý: – Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay.
– Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở (UBND cấp xã/phường);
– Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.
6. Thời gian giải quyết
Thuận tình ly hôn và không có bất cứ một tranh chấp nào trong suốt quá trình giải quyết.
Trường hợp này pháp luật về tố tụng gọi là việc dân sự và sẽ được thực hiện theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Nếu mọi việc thuận lợi thì sau khi nộp đơn đến Tòa án, thời gian sẽ là như sau:
- Phân công thẩm phán: 03 ngày
- Sửa đổi, bổ sung đơn (nếu có): 07 ngày(có thể có hoặc không)
- Thông báo và nộp lệ phí: 05 ngày
- Thông báo thụ lý đơn yêu cầu: 03 ngày
- Chuẩn bị xét đơn yêu cầu: 01 tháng
- Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản, thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài:01 tháng(có thể có hoặc không)
- Ra quyết định và gửi quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu: 07 ngày
- Mở phiên họp: 15 ngày
Tổng cộng: 63 – 100 ngày
(Căn cứ Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015)
Như vậy tổng thời gian để có được Quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo quy định là khoảng từ 63-100 ngày. Đó có thể coi là số ngày tối đa theo quy định nếu mọi chuyện thuận lợi. Nếu thuận lợi và may mắn hơn nữa thì thời gian có thể ngắn hơn, điều đó còn tùy thuộc vào Tòa án, thẩm phán giải quyết vụ việc, người nộp đơn và nội dung vụ việc.
7. Phí, lệ phí
Án phí sơ thẩm là 300.000 VNĐ nếu không có tranh chấp về tài sản. Nếu tranh chấp về cả tài sản thì án phí sẽ tính theo giá trị tài sản tranh chấp theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
DỊCH VỤ LY HÔN NHANH TRONG VÒNG 10 NGÀY CỦA NGUYÊN LUẬT
Trong trường hợp ly hôn thuận tình, Nguyên Luật cung cấp gói dịch vụ ly hôn nhanh nhất trong vòng 10 ngày nhận ngay kết quả và chỉ cần lên toà 1 lần duy nhất.
Quý khách chỉ cần cung cấp hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính); Giấy khai sinh của con (bản sao); Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao) và hộ khẩu (bản sao).
Luật sư Nguyên Luật sẽ chuẩn bị toàn bộ hồ sơ trong 1 ngày làm việc kể từ cung cấp đủ hồ sơ và hẹn Quý khách lên toà trong vòng 2 ngày làm việc.
Luật sư chúng tôi cam kết quy trình giải quyết ly hôn đúng trình tự pháp luật, đơn giản, nhanh chóng và hoàn lại toàn bộ tiền dịch vụ nếu trễ hạn Quý khách.
LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!