Hỏi:
Xin chào Nguyên Luật! Mình và bạn đang có dự định mở nhà sách, nhưng băn khoăn không biết nên hoạt động dưới dạng hộ kinh doanh hay là công ty? Nhờ Luật sư bên Nguyên Luật tư vấn giúp mình nên chọn hình thức nào? Nếu mở công ty thì thủ tục xin giấy phép có khó không ạ?
Trả lời: Chào Quý khách hàng! Cảm ơn sự tín nhiệm của Quý khách hàng đối với dịch vụ pháp lý của Nguyên Luật. Nguyên Luật tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Luật Doanh nghiệp năm 2014;
– Nghị định 78/2015/NĐ – CP;
– Thông tư 215/2016/TT-BTC;
2. Ý kiến pháp lý
a. Ưu và nhược điểm của Hộ kinh doanh và Công ty/Doanh nghiệp
So sánh |
Hộ kinh doanh |
Doanh nghiệp |
Ưu điểm | – Phù hợp với những cá nhân, nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ, lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức, quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.
– Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế – khoán, chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hằng năm |
– Việc sản xuất, kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể
– Quy mô rộng hơn về vốn, ngành nghề, địa điểm kinh doanh – Không giới hạn số lượng lao động – Được phép xuất, nhập khẩu – Được quyền xuất hóa đơn Gía trị gia tăng (hóa đơn đỏ).
|
Nhược điểm | – Không có quy định pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động.
– Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động trực tiếp – Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác. – Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên thành lập 01 hộ kinh doanh. |
– Chế độ thuế, kế toán phức tạp và mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao.
– Thường phải đáp ứng các điều kiện về lao động, về bảo hiểm xã hội chặt chẽ và đẩy đủ hơn so với hộ kinh doanh. |
b. Các vấn đề cần phải lưu ý khi thành lập Công ty/ Doanh nghiệp
- Xác định loại hình Công ty, Doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần( Tham khảo Chương III, Chương V, Chương VII Luật Doanh nghiệp năm 2014).
- Lựa chọn đặt tên Doanh nghiệp (Tham khảo Điều 38,39,41,42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17,18,19,20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
- Xác định địa chỉ trụ sở Công ty (Tham khảo Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
- Xác định ngành nghề kinh doanh (Tham khảo Điều 7, Nghị định 78/2015/NĐ- CP).
- Xác định vốn điều lệ Công ty/ Doanh nghiệp để đưa ra kinh doanh(Tham khảo Khoản 29, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
- Người đại diện pháp luật (Tham khảo Điều 13, 14 Luật Doanh nghiệp năm 2014)
c. Trình tự, thủ tục thành lập Công ty/ Doanh nghiệpHồ sơ thành lập bao gồm:
- Điều lệ Công ty/ Doanh nghiệp;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên kèm theo Danh sách thành viên và Danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phẩn;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (Nếu đại diện pháp luật không đi nộp);
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện pháp luật, thành viên, cổ đông Công ty (bản sao y công chứng).
(Căn cứ Điều 20,22,23 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 9,10,22,23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP )
d. Thẩm quyền giải quyết: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
e. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (Căn cứ Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
f. Phí, lệ phí: Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp 200.000đ/lần; phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp 300.000đ (Căn cứ Khoản 1, Điều 2 Thông tư 215/2016/TT-BTC)
Với bảng so sánh và các quy định pháp luật trên, bạn có thể thấy ưu điểm của Hộ kinh doanh lại chính là nhược điểm của Doanh nghiệp và ngược lại. Bạn nên cân nhắc nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình để lựa chọn việc thành lập Doanh nghiệp hay thành lập Hộ kinh doanh. Trong quá trình làm hồ sơ thành lập Doanh nghiệp có không ít trường hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư ra thông báo bổ sung, điều chỉnh hồ sơ Doanh nghiệp vì các lý do như: tên doanh nghiệp trùng, gây nhầm lẫn, địa chỉ không được đăng ký, điều chỉnh ngành nghề,… Với kinh nghiệm cung cấp DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP.
Hơn ai hết NGUYÊN LUẬT hiểu bạn cần sự rõ ràng, nhanh chóng, tiết kiệm, đầy đủ, đúng pháp luật nhất. Điểm khác biệt chỉ có ở DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ở NGUYÊN LUẬT
- Đội ngũ nhân sự đúng chuyên môn, được đào tạo bài bản;
- Cam kết không phát sinh chi phí, khách hàng chỉ việc nhận kết quả, không đi lại, không chờ đợi ;
- Được các luật sư trực tiếp tư vấn mã ngành nghề, vốn điều lệ, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh,… phù hợp với yêu cầu kinh doanh của từng khách hàng;
- Giải quyết hồ sơ nhanh, từ khi tiếp nhận đến lúc việc soạn hồ sơ chỉ trong vòng 120 phút;
- Thời gian nhanh chóng, sau 3-5 ngày có giấy phép kinh doanh và con dấu pháp lý doanh nghiệp;
- Tư vấn tận tâm các thủ tục sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh;
- Cung cấp dịch vụ tận nơi, mọi lúc và suốt quá trình hoạt động;
Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP trọn gói ở Nguyên Luật. Cám ơn Quý Công ty, Doanh nghiệp đã lựa chọn, tín nhiệm Nguyên Luật trong suốt thời gian qua.
Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật về vấn đề: Chọn Hộ kinh doanh hay Doanh nghiệp để hoạt động?Thủ tục thành lập Doanh nghiệp/Công ty.
Trân trọng!