Thị thực (hay còn gọi là visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
-
Cơ sở pháp lý:
+ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014;
+ Thông tư số 04/2015/TT-BCA của Bộ Công an;
-
Visa lao động
- Ký hiệu: LĐ
- Là Visa lao động cấp cho người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam.
- Visa thị thực ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.
2. Điều kiện cấp visa cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Nếu người lao động được tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam
1) Tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài vào làm việc là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
2) Tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định hoặc giấy phép hoạt động được cấp.
3. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiêp, tổ chức
(Áp dụng cho doanh nghiệp lần đầu nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh, Hồ sơ này không nộp lại cho các lần làm thủ tục tiếp theo)
– Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức (Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện….)
– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc bản Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Mẫu NA16 Bản đăng ký mẫu con dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tổ chức hoạt động tại Việt Nam
4. Thủ tục xin công văn nhập cảnh và thủ tục xin cấp thị thực
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Người bảo lãnh điền thông tin vào các mẫu tờ khai, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức ký và đóng dấu theo đúng quy định.
Hồ sơ xin cấp Visa cho người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Hộ chiếu bản gốc vẫn còn thời gian tối thiểu 6 tháng.
- 1 ảnh 3 x 4 được chụp trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
- Visa đang sử dụng đối với trường hợp xin gia hạn thị thực.
- Công văn bảo lãnh của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
- Thẻ tạm trú (bản sao y)
Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Bước 3: Nhận kết quả:
Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ và đầy đủ Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp, tổ chức.
Trong công văn nhập cảnh Cơ quan xuất nhập cảnh ghi rõ thời gian nhập cảnh và nơi nhận thị thực của người nước ngoài.
Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật!
Trân trọng!
Thủ tục cấp thẻ tạm trú, quý khách xem tại đây nhé!
LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!